Hiện nay, hầu hết các mẫu xe ô tô đều được trang bị hệ thống lọc gió động cơ. Bộ phận lọc gió ô tô là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình vận hành của động cơ xe. Để đảm bảo xe luôn hoạt động trơn tru, người dùng cần phải nắm rõ được những lý do nên thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ.

1. Lọc gió động cơ ô tô là gì?
Lọc gió ô tô là một bộ phận được cấu tạo đơn giản, thường được lắp đặt trong khoang động cơ dưới nắp capo. Bộ phận này đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến công suất và khả năng tiêu hao nhiên liệu của động cơ.
Đồng thời, lọc gió ô tô còn giúp động cơ bên trong xe sẽ không bị bám bụi bẩn, đảm bảo luồng không khí đi vào buồng đốt luôn sạch. Điều này giúp các bộ phận trong buồng đốt được hoạt động một cách trơn tru. Nếu các bộ phận bị bám bụi sẽ gây ra những tác hại xấu cho động cơ. Vì vậy người dùng cần thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ để đảm bảo khả năng vận hành hiệu quả của xe.
2. Thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ khi nào?
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người sử dụng xe ô tô cần phải chú ý vệ sinh định kỳ sau khi xe vận hành được 5.000 km và thay lọc gió động cơ mới khi di chuyển quãng đường 20.000 km. Đối với các loại xe đời cũ, thường được sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn thì người dùng cần vệ sinh lọc gió sau khoảng từ 3.000 – 4.000 km và thay mới với quãng đường di chuyển 15.000 km.
Bên cạnh đó, người dùng cần thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió để kịp thời phát hiện ra tình trạng bộ lọc bị rách, ẩm,…thì nên thay thế bằng lọc gió ô tô mới. Việc tháo lắp bộ phận lọc gió khá đơn giản, người dùng hoàn toàn có thể tự kiểm tra, vệ sinh và thay lọc gió mới tại nhà mà không cần mang xe tới gara.

3. Những lý do tại sao nên thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ
Ngoài thời gian quy định kiểm tra, thay thế, người dùng cũng cần chú ý đến những lý do nên thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ. Điều này giúp người dùng hiểu tầm quan trọng của việc thay mới định kỳ, nhằm đảm bảo khả năng vận hành của xe luôn ở trạng thái tốt nhất.
Bộ lọc gió động cơ ô tô nếu không được thay thế định kỳ sẽ xuất hiện nhiều bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Bên cạnh đó, khi bộ lọc gió không được vệ sinh, thay thế định kỳ sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ và dẫn đến sai lệch tỷ lệ hòa khí của nhiên liệu và không khí.
Điều này khiến xe có tình trạng nóng máy, giảm công suất và gây muội than trong buồng đốt. Khi muội than tích tụ nhiều sẽ hình thành các mảng bám khiến ô tô khó khởi động, phát ra tiếng ồn khó chịu và tắt máy đột ngột. Khi lượng lớn muội than xuất hiện sẽ làm cho động cơ tiêu tốn nhiều nhiên liệu và giảm tuổi thọ của xe.
Bên cạnh đó, người dùng cũng cần chú ý, nếu sử dụng các loại xe ô tô cũ thì thời điểm thay lọc có thể sớm hơn. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng hoạt động và khả năng vận hành của xe.

Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, nếu người dùng không vệ sinh hoặc thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng hoạt động của động cơ xe, cụ thể:
- Làm giảm công suất động cơ: Khi lọc gió động cơ bị bụi bẩn bám vào sẽ làm giảm lưu lượng khí lưu thông và hòa khí được đưa vào buồng đốt. Điều này khiến cho công suất của động cơ sinh ra cũng yếu hơn bình thường.
- Xe tốn nhiều nhiên liệu và nóng máy: Do công suất ô tô bị giảm đòi hỏi người dùng phải đạp ga nhanh hơn để có thể duy trì tốc độ bình thường. Điều này khiến lượng nhiên liệu nạp vào gia tăng dẫn đến tình trạng nóng máy.
- Xuất hiện muội than: Ở đầu bugi có nhiều muội than sẽ gây hiện tượng kích nổ và làm năng lượng tia lửa điện giảm. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng giật và rung xe vì bugi không thế đánh tia lửa điện đến đúng điểm.
4. Các bước thay lọc gió động cơ ô tô
Người dùng có thể thay lọc gió động cơ ô tô ngay tại nhà đơn giản và hiệu quả bằng 4 bước, cụ thể:
- Bước 1: Người dùng cần mở nắp capo lên. Nếu xe vừa hoạt động thì người dùng cần chờ thời gian để động cơ nguội hẳn.
- Bước 2: Xác định vị trí lọc gió ô tô. Người dùng có thể dò theo đường ống tản nhiệt để dễ dàng tìm thấy vị trí của bộ lọc gió động cơ. Thông thường thì lọc gió ô tô được lắp đặt ở trong một chiếc hộp, được thiết kế để người dùng dễ dàng tìm ra.
- Bước 3: Tháo lọc gió ô tô. Người dùng cần kiểm tra chất lượng lọc gió ô tô.
- Nếu lọc gió động cơ ô tô vẫn chất lượng, không hỏng hóc thì thực hiện vệ sinh sạch sẽ bằng cách gõ nhẹ để bụi bẩn rơi bớt ra ngoài rồi dùng vòi xịt để thổi bụi ở các khe. Người dùng cần tránh để nước hoặc bất kỳ dung dịch hóa chất lọt vào lọc gió ô tô. Bên cạnh đó, người dùng cũng không được dùng cọ, chổi hay vật nhọn để chùi vết bẩn trên lọc gió, vì lớp màng lọc có thể bị rách và mất tác dụng, đặc biệt là với những lọc gió bằng giấy.
- Nếu không sử dụng được thì người dùng cần tiến hành thay mới bộ lọc gió động cơ.
- Bước 4: Lắp lại lọc gió vào vị trí ban đầu, dùng khăn lau sạch các bụi bẩn đang bám bên trong hộp trước khi lắp lọc gió vào. Người dùng ấn lẫy hoặc vít chặn lại và đóng nắp hộp và nắp capo.

Lọc gió động cơ là bộ phận đảm nhiệm chức năng lọc hết các bụi bẩn nhằm mang đến một luồng không khí sạch đảm bảo hiệu suất hoạt động, độ bền của xe. Người dùng cần lưu ý những lý do nên thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ để tránh làm giảm công suất xe và tiêu tốn nhiều nhiên liệu trong quá trình di chuyển.
Biết thêm thông tin tại: FACEBOOK, ZALO